1 of 31

Slide Notes

DownloadGo Live

Những câu nói tỉnh thức tháng 07/2016 - Con đường dẫn đến hạnh phúc

Published on Feb 01, 2016

Đây là bộ sưu tầm và chia sẻ những câu nói tỉnh thức, dẫn dắt thân tâm mọi người đến chân hạnh phúc. Tháng 02/2016 - http://www.saigonmeditationproject.com

PRESENTATION OUTLINE

Tất cả những lời nói chánh niệm xuất phát từ tình thương yêu và lòng bi mẫn đều là một phần được chấp nhận của lời nói đúng đắn (chánh ngữ). Phương cách để xét đoán là dừng lại và tự hỏi mình trước khi nói: “Điều tôi sắp nói có đúng sự thật không? Có tử tế không? Có ích lợi không? Có hại cho ai không? Đây có phải là thời điểm để nói ra điều ấy không?”

Photo by HowardLake

Cách tốt nhất là suy nghĩ trước khi nói. Người ta thường nói, “Hãy giữ miệng!” Nhưng đúng hơn là phải giữ tâm bạn. Miệng lưỡi không thể tự động làm được gì. Chính là tâm điều khiển nó. Trước khi mở miệng, hãy quán sát lại tâm xem động lực hành động có thiện không. Ta sẽ phải ăn năn hối hận nếu có lời nào xuất phát từ tâm tham lam, giận dữ (sân), hay thiếu hiểu biết (si).

Photo by BAMCorp

Lời nguyện cầu không làm tổn thương người khác bằng lời nói trở nên đặc biệt quan trọng khi phải nói với người mà bạn ác cảm, hay khi tranh luận về những vấn đề mà bạn ủng hộ mạnh mẽ. Hãy cẩn thận! Chỉ sử dụng những lời dịu dàng, được chọn lựa kỹ càng. Trong những trường hợp đó, lời nói nhẹ nhàng, êm dịu giúp ta giữ được hòa khí và giúp cho sự trao đổi, thảo luận được tiếp tục trong bầu không khí thân thiện, mang lại ích lợi cho mọi người.

Photo by lok_lok05

Nếu có ai đến bên bạn với thái độ giận dữ - cằn nhằn hay nói xấu về một trong những người bạn của mình, thí dụ như thế- khiến bạn cảm thấy bực tức, thì tốt nhất là đừng nói gì. Hãy tự thầm nhắc nhở, “Ta không được có phản ứng. Ta không nên đánh mất chánh niệm như người kia. Tranh cãi chẳng ích lợi gì. Tôi quyết chỉ tham gia vào những câu chuyện có ích.” Người kia sẽ phản ứng lại sự im lặng của bạn bằng cách ngưng nói những điều làm bạn bực mình. Bạn có thể nhân đó, hướng câu chuyện đến một đề tài tốt hơn.

Photo by jurvetson

Thật ra thì ngay giây phút ta biết câu chuyện bế tắc, không đi đến đâu, ta phải có trách nhiệm để chuyển hướng nó. Thật dễ bị quá đà với những cuộc tranh cãi chuyện tình cảm, đưa đến la hét. Những cuộc cãi vã, la lối đều khiến mọi người trong cuộc đau khổ. Với tâm chánh niệm hãy hồi tưởng lại bạn đã cảm thấy đau đớn thế nào khi mất tự chủ. Hãy nhớ rằng sau đó có thể phải mất nhiều giờ hay nhiều ngày trước khi ta đủ bình tĩnh trở lại để nói chuyện với người kia. Rất nhiều tình cảm tốt đẹp sẽ bị đánh mất, có thể là vĩnh viễn.

Photo by the rik pics

Vấn đề là dục vọng không thể được thỏa mãn bằng phương tiện vật chất. Làm như thế cũng giống như gãi vào chỗ ngứa bằng những ngón tay tẩm thuốc ngứa. Mặc dầu khi gãi có thể mang đến cho ta một cảm giác giải thoát ngắn ngủi, nhưng hành động đó lại làm chất độc lan rộng thêm, khiến cho sự ngứa ngái càng trở nên tệ hại hơn. Cách chữa trị cho căn bệnh đó đòi hỏi bạn phải biết kiềm chế, không làm những gì chỉ để tăng thêm phiền não cho bạn sau này.

Photo by Ashtyn Renee

Thông thường là chúng ta phải làm việc rất cực nhọc để có tiền đi du lịch, nhưng nó lại bao gồm một cuộc chạy đuổi khác theo các hoạt động hầu mang đến khóai lạc. Khi trở về nhà, đôi khi ta cảm thấy cần một kỳ nghỉ khác để lấy lại sức từ kỳ nghỉ trước! Rồi ta lại phải tiếp tục làm việc vì nếu không có tiền thì sẽ không có kỳ nghỉ nào nữa, mà nếu không làm việc cật lực thì cũng không có tiền. Có lẽ bạn cũng đã nhận ra cái vòng lẩn quẩn của khổ đau này.

Photo by danielito311

Nếu nghề nghiệp của ta gây ra quá nhiều sân hận, thì tâm không thể an tịnh để hành thiền.

Photo by Mooganic

Phương tiện kiếm sống của chúng ta không được ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm linh của ta.

Photo by tim caynes

Chúng ta có thể đánh giá xem một nghề nghiệp có được coi là chánh mạng không bằng phương pháp khảo sát ba cấp bậc.
(1) Ở bậc đầu tiên, ta xét xem nghề nghiệp đó tự nó có tai hại cho người hay cho bản thân không?
(2) Ở bậc thứ hai, ta xét xem công việc đó có khiến ta phải phạm vào một trong năm giới luật không?
(3)Cuối cùng, ta xét xem các yếu tố khác liên quan đến công việc có làm cho tâm khó an tịnh không?

Cách tốt nhất để xét xem một nghề nghiệp có được coi là chánh mạng hay không là đo lường mức ảnh hưởng của nó đối với tâm.

Hãy tự hỏi xem hiện tại ta có thể làm gì để công việc của ta trở nên ích lợi hơn cho bản thân và cho người.

Photo by gagstreet

Chúng ta chọn lựa giữa cái thiện và cái ác trong từng giây phút sống. Chúng ta không phải là những nạn nhân khốn khổ, thúc thủ trước số mệnh. Chúng ta không phải là những con rối được điều khiển bởi những quyền lực nào đó, và những gì xảy ra cho chúng ta cũng không phải do tiền định. Ngay giây phút này chúng ta chọn lựa hành động, rồi giây phút kế tiếp ta phải nhận lãnh kết quả của sự lựa chọn đó, cùng với bất cứ ảnh hưởng nào còn lại của những sự chọn lựa trong quá khứ.

Photo by CJ Sorg

Một sự khéo chọn trong giây phút này sẽ tạo nên một môi trường tâm linh tốt đẹp cho hỷ lạc trong giây phút kế tiếp. Nếu sự chọn lựa trong giây phút vừa qua khá trong sạch và thanh tịnh, thì giây phút hiện tại cũng sẽ được như thế. Với hàng tỷ của những giây phút khá trong sạch, chúng ta sẽ có được những giây phút của hỷ lạc. Với sự phát triển của những thói quen tâm linh cao thượng, từ giây phút này qua giây phút khác, những giây phút này sẽ tích lũy để tạo nên những giây phút hỷ lạc dài lâu hơn. Cuộc sống của chúng ta được tạo dựng từ những sự chọn lựa nhỏ nhặt này, hằng tỷ sự chọn lựa như thế xảy ra trong giây phút.

Photo by Alesa Dam

Ta phải bắt đầu ở nơi ta có thể thấy rõ ràng, qua các hành động bên ngoài. Trước hết, hãy giữ năm giới và dừng lại những hành động nguy hại đến sự tiến bộ tâm linh. Một khi tâm không còn bị xáo trộn bởi ảnh hưởng của các bất thiện pháp, ta sẽ có thể dễ dàng thấy được những gì đang xảy ra trong tâm.

Khi ta rèn luyện được khả năng có thể nhìn thấy tâm chuyển động như thế nào, ta có thể thấy những giây phút tâm phát sinh, dâng trào, và rồi tàn lụi. Tuy nhiên để bắt đầu, chỉ cần chánh niệm về khuynh hướng chung của các dòng tư tưởng khi chúng phát sinh là đủ.

Photo by i k o

Chắc chắn là việc để các tâm tiêu cực nằm yên trong tâm thức ta còn dễ hơn là buông bỏ chúng. Tham, sân, si, dễ duôi, cao ngạo, hãnh tiến, cay độc, cố chấp, sợ hãi, có thể đã trở thành những thói quen hằng ngày của chúng ta. Chúng ta không muốn nỗ lực buông bỏ chúng. Tuy nhiên, ta vẫn muốn được an nhiên, tự tại và đạt được mục đích tâm linh của mình???

Photo by Roanish

Tín tâm, theo thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa là lòng tin –dựa trên những gì ta đã chứng kiến và những gì ta nghĩ là đúng dựa trên kinh nghiệm đó.

Cái bẫy của lòng tham này thì không khác lắm với phương cách bẫy khỉ ở một số nước. Người đặt bẫy sẽ vạt một khoảng nhỏ ngang đầu trái dừa và đổ nước dừa ra. Sau đó anh ta cắt một ít thịt dừa và đặt chúng dưới đáy trái dừa, rồi cột chặt trái dừa vào cây. Con mồi, ở đây là các chú khỉ, sẽ thò tay vào trong cái lỗ nhỏ trên đầu trái dừa để lấy mấy miếng dừa. Nhưng bàn tay nắm đầy dừa sẽ không thể đi lọt qua được cái lỗ nhỏ này. Khi người đặt bẫy trở lại, anh ta sẽ dễ dàng bắt được chú khỉ tham ăn, quá bám víu vào mấy miếng dừa trong tay đến nỗi không thể buông chúng ra để thoát thân. Chúng ta cảm thấy thương hại cho chú khỉ. Nhưng tất cả chúng ta đều đã từng bị mắc bẫy của lòng tham như thế.

Trong lúc đang tọa thiền, nếu nghe một tiếng động, chỉ cần biết đó là “tiếng động,” thay vì thắc mắc ai gây ra tiếng động và tiếng động đó có ý nghĩa gì. Khi đang làm việc, cảm thấy lạnh, chỉ cần quán sát cảm giác này, không suy nghĩ, có ý kiến về hệ thống máy điều hòa trong tòa nhà. Hãy xem dòng suy tưởng của ta giống như những chuyến xe buýt đi qua trạm đỗ, không dừng lại, đừng leo lên xe đi theo chúng.

Photo by Jejewen

Tâm chúng ta chưa được rèn luyện để ngăn chặn các thói quen suy nghĩ tiêu cực. Nổi giận thì rất dễ, phê bình người khác cũng rất dễ, lo lắng về tương lai cũng dễ, ham muốn vật chất cũng rất dễ. Những thói quen này của tâm cũng giống như là các loại thức ăn vặt. Một khi ta đã bắt đầu mở một gói khoai tây sấy để ăn, thì ta rất khó dừng lại nửa chừng. Kiềm chế không cho các tư tưởng tiêu cực khởi lên cũng rất khó. Một khi ta đã dính vào đó, thì rất khó buông bỏ.

Chúng ta phản ứng như thế nào đối với một chướng ngại tùy thuộc vào mức độ chấp thủ của ta. Khi vừa phát khởi, chướng ngại còn yếu ớt. Chúng bắt đầu bằng một sát na tâm tiêu cực lẻ loi, rồi dần tăng trưởng. Ta càng ý thức được dòng chảy này càng sớm, thì càng dễ ngăn chặn nó. Bất cứ khi nào chướng ngại có mặt, ta không thể có tiến bộ trong chánh niệm hay thiền định.

Khi ta phát triển chánh niệm về vô thường một cách sâu sắc, nhìn thấy rõ ràng hơn bản chất đổi thay của tất cả những điều dễ chịu, khó chịu, và trung tính, ta sẽ thấy sự vô ích của việc cố gắng khiến mọi việc phải theo ý mình. Ta sẽ buông xả ngày càng nhiều hơn.

Photo by HckySo

Nếu bạn nóng tính, và bạn biết điều đó, thì nhận thức đó cũng là thiện pháp. Sau đó bạn có thể vun trồng tâm từ ái để kiềm chế tánh nóng của bạn không phát khởi. Khi một tình huống khó xử xảy ra, như là sự viếng thăm bất ngờ của một vị lãnh đạo khó tính đến công ty, bạn có thể tự nhắc nhở về hậu quả tốt hay xấu từ hành động của mình. Rồi bạn lập quyết tâm sẽ giữ bình tĩnh, và vun trồng tâm từ đối với vị ấy. Do đó khi vị lãnh đạo nói hay làm điều gì khó chịu, thay vì biểu lộ thái độ giận dữ, khó chịu, bạn tận hưởng trạng thái tâm dễ chịu mà mình đã tạo lập.

Photo by iujaz

Khi tâm bị uế nhiễm bởi các bất thiện pháp, thì việc hành thiền rất khó khăn. Một số hành giả khi ngồi tọa thiền, không thể nào giữ được yên tĩnh. Họ cựa quậy, ho, gãi, xoay trở, quay bên này, bên kia, theo dõi các thiền sinh khác, hay thường thay đổi thế ngồi. Số khác thì lại hay ngáp và họ cảm thấy không thể nào tĩnh thức. Những người có thói hay sân giận, có thể cảm thấy bất mãn, phàn nàn trong tâm khi họ cố gắng để thiền. Người khác nữa lại có thể bị chế ngự bởi ái dục, hay nghi hoặc.

Photo by mtungate

Khi ái dục quấy nhiễu tâm ta, hãy mổ sẻ đối tượng của ái dục trong tâm. Thí dụ nếu bạn đang thèm một miếng bánh chocolate. Hãy nhắc nhở bản thân rằng miếng bánh đó được tạo nên bởi nhiều yếu tố và nó sẽ bị hư hoại. Sau khi ăn, nó sẽ trở thành gì. Hãy cứ quán tưởng những điều này cho đến khi lòng ham muốn của bạn không còn nữa. Phương thức này cũng hữu hiệu nếu đối tượng của lòng ham muốn của bạn là một con người. Hãy tưởng đến những thành phần cấu tạo của thân –xương, ruột và các nội tạng khác, máu mủ và các chất lỏng khác trong thân. Hãy cứ quán tưởng những điều này, hay thử hình dung xem người đó sẽ như thế nào nếu là một bộ xương khô, cho đến khi lòng ham muốn của bạn qua đi. Nhưng nếu phương pháp này lại làm tăng thêm lòng ham muốn của bạn, thì phải dừng ngay lập tức và chú tâm vào hơi thở.

Photo by JetSetWilly

Khi sân nổi lên, ứng dụng những cách đối trị mà chúng ta đã bàn qua, như là ý thức về tâm sân của ta, nhận biết tính chất vô thường của mọi cảm thọ, quán chiếu về những lợi ích của lòng kiên nhẫn, hãy tự lý giải để có một cái nhìn khác, và vun trồng tình cảm thương yêu.

Photo by a4gpa

Khi hôn trầm hay buồn ngủ kéo đến, hãy hình dung ra một nguồn ánh sáng chói lọi. Nếu không thành công, hãy thử những cách sau đây: kéo lỗ tai, mở to mắt ra, đảo mắt trong vài giây, và nhắm mắt trở lại. Hãy hít vào thật sâu và giữ lại càng lâu càng tốt, sau đó thở ra chậm rãi; nếu cần, lặp lại hành động này vài lần, cho đến khi mạch tim đập mạnh, và bạn có thể đổ mồ hôi. Không nhắm kín mắt. Đứng dậy và thực hành thiền đứng, hay thiền hành. Rửa mặt với nước lạnh. Nếu không có điều gì hữu hiệu, thì hãy đi ngủ.

Photo by HckySo

Khi trạo cử hay lo âu phát khởi, quán chiếu về trạng thái tĩnh lặng, thanh tịnh, hay bình an. Đem tâm trở về với hơi thở và trụ vào đó. Hít thở sâu và cảm nhận hơi thở ở mũi, vào trong thân. Hãy thở một hơi thở nữa. Hướng sự chú tâm đến phần mông hay lòng bàn chân và cảm nhận sức nặng của thân.

Photo by 'eindzel

Khi tâm ái dục đã qua đi, bạn cảm thấy như mình đã trả được một món nợ. Khi sân hận đã tàn lụi, bạn cảm thấy như vừa thoát khỏi một căn bệnh. Khi cơn buồn ngủ không còn, bạn cảm thấy như được giải thoát khỏi ngục tù. Khi trạo hối hoại diệt, bạn cảm thấy như được giải thoát khỏi kiếp nô lệ. Và khi tâm nghi hoặc không còn nữa, bạn cảm thấy như đã đến được một nơi an toàn, chắc chắn, không còn lạc lối giữa sa mạc.

Photo by HckySo

Không có chánh niệm mạnh mẽ, tâm ta sẽ nhanh chóng trở về với những thói quen cũ; do đó ta phải luôn nỗ lực duy trì tâm thiện hầu giúp ta được hạnh phúc.

Photo by Mooganic