1 of 238

Slide Notes

DownloadGo Live

RTNS

Published on Jan 20, 2017

No Description

PRESENTATION OUTLINE

Nếu bạn có một chất lượng tâm cao thì bất cứ công việc gì bạn làm cũng sẽ có chất lượng cao.

Photo by @Doug88888

Quán niệm hơi thở là lối sống cao thượng của bậc thánh, của Phạm chí, của Như Lai.

Dễ thay thấy lỗi người,Lỗi mình thấy mới khó,Lỗi người ta phanh tìm,Như sàng trấu trong gạo,Còn lỗi mình che đậy,Như kẻ gian giấu bài.

Photo by Neal.

Đừng để tháng ngày trôi qua như đám mây bay qua bầu trời, chẳng để lại chút gì để nhớ.

Photo by Etrusia UK

Chúng ta bắt đầu hành thiền ở đâu? Chúng ta bắt đầu ở trong hiện tại, nhìn bất cứ cái gì đang diễn ra trong thân tâm mình, ngay trong hiện tại, thấu hiểu chúng chỉ là các hiện tượng tự nhiên thuần tuý, chỉ là các tính chất tự nhiên mà thôi. Chúng ta chỉ có thể thấy được tính chất, không thể thấy được khái niệm và cũng không thể kinh nghiệm trực tiếp được các khái niệm.

Khi đã quen giữ tâm an bình, tĩnh lặng và thư giãn, thì chỉ một chút suy nghĩ bất thiện sanh khởi cũng khiến bạn cảm nhận khác hẳn. Bạn sẽ trở nên bất an, bức xúc và mệt mỏi.

Tìm không được bạn đường,Hơn mình hay bằng mình,Thà quyết sống một mình,Không bè bạn kẻ ngu.

Ép sức cố gắng mà không thận trọng thì cũng như một người cắm đầu mà chạy trong đêm tối. Ta phải luôn thận trọng trong sự cố gắng.

Photo by Alesa Dam

Con người hiện đại ngày nay rất ít khi suy nghĩ một cách độc lập, rất ít khi có chính kiến riêng của mình.

Photo by Darwin Bell

Bất kể những gì đã xảy ra trước đây, tất cả đều là những tiến trình thân tâm, chỉ là các hiện tượng. Bất cứ điều gì xảy ra, dù tốt hay xấu, tất cả đều sanh và diệt. Chúng như vậy bởi vì có đầy đủ nhân duyên để chúng sanh khởi và bởi vì đoạn diệt là bản chất tự nhiên của chúng.

Photo by Justin Medina

Không phải là Trưởng lão, Dầu cho có bạc đầu,Người chỉ tuổi tác cao, Được gọi là: “Lão ngu”.Ai chân thật, đúng pháp, Không hại, biết chế phục,Bậc trí không cấu uế, Mới xứng danh Trưởng lão.

Photo by Andrew Small

Để mọi thứ sanh khởi thì cần phải có một nguyên nhân, nhưng diệt thì không cần nguyên nhân nào cả.

Người khác có thể lừa đảo ta một lúc, nhưng phiền não thì lúc nào cũng gạt ta – và ta sa ngã, chạy theo nó đến cùng. Đức tin của ta đặt vào Đức Phật không mạnh bằng niềm tin đặt vào phiền não.

Những người dũng mãnh nhất là những người mà tiếng ồn ào của thế gian ít lọt vào tai nhất.

Trong thiền chúng ta không diễn dịch, suy diễn bất cứ sự việc gì, chúng ta không liên hệ, ráp nối các sự việc lại với nhau, chỉ nhìn vào từng khoảnh khắc, từng hiện tượng một cách riêng biệt. Khi đó bạn sẽ thực sự thấy được bản chất của nó. Nếu liên kết, ráp nối các sự việc với nhau, nó sẽ trở thành một ý tưởng.

Đầu trọc, không Sa môn (sư)Nếu phóng túng, nói láo,Ai còn đầy dục tham,Sao được gọi Sa môn.

Người thực hành thiền chỉ hay thiền quán mà không qua niệm thân đầu tiên thì cũng như bắt một con bò hoang kéo cày mà không có dây buộc mũi. Người đó sẽ không thể điều khiển được con bò theo ý mình.

Photo by nosha

Bản chất của trí tuệ, của tuệ giác là: thấy việc tốt mà không chịu làm là đã tự đã đánh mất đi trí tuệ của chính mình.

Photo by Ed Yourdon

Làm chủ công việc sẽ thành công, để công việc làm chủ mình là thất bại. Công việc làm chủ là khi thực hành không có sự tinh tấn thực sự, do đó không có kết quả và chán nản chuyển sang pháp hành khác. Trong thiền, để đạt được thành công cần phải có cả tâm tinh tấn lẫn thân tinh tấn.

Photo by Japheth Mast

Ai lắng dịu hoàn toàn,Các điều ác lớn nhỏ,Vì lắng dịu ác pháp,Được gọi là Sa môn.

Photo by skoeber

Khi nào chết thì chết, tôi chẳng thèm quan tâm …' đó không phải là một thái độ đúng đắn. Hãy chăm sóc bản thân mình, làm cho mình khoẻ mạnh, sống lâu và học hỏi nhiều hơn nữa. Chúng ta đã đầu tư rất nhiều vào cuộc đời này, hãy thu lại được nhiều lợi ích nhất từ nó.

Photo by mind on fire

Im lặng nhưng ngu si,Đâu được gọi ẩn sĩ,Như người cầm cán cân,Bậc trí chọn điều lành.

Photo by Trey Ratcliff

Hãy khuyến khích cái thấy thực sự, ngay trong hiện tại chứ đừng nuôi dưỡng suy nghĩ.

Photo by pfly

Người trí luôn tìm hiểu những trở ngại trước mắt đang gây khó khăn cho mình, chúng xuất hiện ngày một vi tế hơn.

Photo by Bekir Dönmez

Ghè rỗng thì kêu to,Ghè đầy thì im lặng,Kẻ ngu như hũ trống,Người trí như ao hồ.

Bất cứ cái gì ta nghe, thấy, cảm nhận... hãy ghi nhận, nhẫn nại và xem xét kỹ. “Không chắc chắn” – đừng quan trọng hóa mọi chuyện, hãy làm mọi chuyện trở nên nhỏ đi, đơn giản đi. “Không chắc chắn” – chỗ này là chỗ chết của phiền não.

Photo by Keegan Houser

Đêm dài cho kẻ thức,Đường dài cho kẻ mệt,Luân hồi dài kẻ ngu,Không biết chân diệu pháp.

Trên thế giới này có rất nhiều cái vô dụng, nhưng nếu không có những cái vô dụng đó thì những cái hữu dụng sẽ mất hết ý nghĩa.

Một việc làm mà không mong đợi kết quả tốt đẹp đến với mình sẽ được tưởng thưởng nhiều hơn là mình mong đợi.

Để thực sự lành mạnh phải có sự hiểu biết rõ ràng, ngoài ra không có cách nào khác để có được một nội tâm lành mạnh.

Ngươi hãy nhiệt tâm làm,Như Lai chỉ thuyết dạy,Người hành trì thiền định,Thoát trói buộc ác ma.

Dầu không có ước muốn giải thoát mà thực hành đúng thì vẫn giải thoát.

Nếu hướng ra ngoài để tìm cái hoàn hảo thì vĩnh viễn không tìm được. Nếu tìm được chăng nữa thì anh cũng bất lực, bởi vì bẩn thân anh chưa hoàn hảo thì anh có tư cách gì, phúc phận gì để hưởng cái hoàn hảo đó.

Khi chánh niệm, bạn sẽ thấy chỉ có hai danh mục: một là thân và hai là tâm; tiến trình tâm lý và tiến trình vật lý; cả hai tiến trình đều sanh và diệt tức thì.

Khi cần, không nỗ lựcTuy trẻ mạnh, nhưng lười,Chí nhu nhược, biếng nhác,Với trí tuệ thụ động,Sao tìm được chánh đạo?

Con người chỉ biết nhìn và tìm cái tốt và cái xấu, còn cái vượt ra ngoài tốt xấu thì họ chẳng biết tý gì. Nếu bạn chỉ lấy những cái tốt, thì chỉ một thời gian ngắn cái tốt đó cũng sẽ thành xấu. Bám víu vào cái mình cho là tốt và xua đuổi cái xấu là pháp hành của trẻ con.

Cái gì là vô thường cũng là khổ, cái gì vô thường và khổ, nó cũng là vô ngã. Bởi không thể làm chủ được, nên nó cũng là khổ; khổ là trung tâm. Bởi vì vô thường nên khổ, bởi vì vô ngã nên nó cũng là khổ. Nếu chúng ta có được mọi điều mình muốn chắc hẳn chúng ta sẽ không thấy nó là khổ.

Hãy bằng lòng và biết đủ với bất cứ phương pháp nào bạn thấy có kết quả - thế là đủ.

Quán sát mình lâu dài, tôi nhận ra một điều: để thấy ra được những khiếm khuyết của mình là một điều rất khó. Đôi khi phải cần đến sự phản ảnh của những người bên ngoài để soi lại chính mình. Nhưng ngay cả trong những trường hợp ấy tôi vẫn thường tự biện hộ rằng đó là tính cách của mình.

Lời nói được thận trọng,Tâm tư khéo hộ phòng,Thân chớ làm điều ác,Hãy giữ ba nghiệp tịnh,Chứng đạo thánh nhân dạy.

Mục đích của thiền Vipassanā là: hành thiền để trở nên buông xả, yếm ly, tách rời. Chúng ta dính mắc vào mọi thứ và đó là lý do chúng ta đau khổ.

Nhận thức hoàn cảnh hiện tại là không lý tưởng, không hoàn hảo, và trong hoàn cảnh đó vẫn giữ vững niềm tin và tu hành. Đó là thái độ người tu hành nên có.

Vị Tỳ Khưu phải thật chánh niệm khi tiếp xúc với các hạng người, phải đối xử bình đẳng, không thiên vị hay xử tệ với ai. Phải đối xử với sự trân trọng đúng mức và với sự khiêm tốn.

Khi nào thiền tứ niệm xứ còn được tu tập thì Phật Pháp sẽ phát triển rực rỡ. Khi nào pháp hành tứ niệm xứ suy tàn thì Phật Pháp cũng suy tàn.

Tu thiền, trí tuệ sanhBỏ thiền, trí tuệ diệt,Biết con đường hai ngả,Đưa đến hữu, phi hữuHãy tự mình nỗ lực,Khiến trí tuệ tăng trưởng.

Tín tâm-Giới hạnh –Kiến thức về pháp- Bố thí – Trí tuệ, người nào có 5 thiện pháp này sẽ không bao giờ thối đọa.'

Trong thiền Vipassanā, chúng ta nhìn vào kinh nghiệm trực tiếp, bởi vì đó chính là cái chúng ta bị dính mắc. Cái tôi chỉ là những cảm nhận được ráp nối lại với nhau. Không có cảm nhận sẽ chẳng có cái 'tôi' nào cả.

Không có bất cứ thứ gì trên đời mang lại tai ương và bất hạnh bằng cái tâm không được tu tập.

Tự cắt dây ái dục,Như tay bẻ sen thu,Hãy tu đạo tịch tịch,Niết Bàn, Thiện Thệ dạy.

Trí tuệ và tinh tấn là tài sản của chúng sanh. Các chúng sanh là thừa tự của trí tuệ và tinh tấn.

Đối với mọi loài hữu tình, không ai thân thiết hơn bản thân mình. Hủy hoại mình và hy sinh danh dự vì một vật thân thiết nào đó là điều không ích lợi gì cả.

Quả báo của người tạo nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến những người ở cùng với họ. Bởi vậy, để khỏi phải chịu lây quả ác gián tiếp, hãy thận trọng tránh xa người ác, nếu không tránh được thì cũng phải tránh ở trong tâm – dù họ có là bà con của mình.

Chân thật và nghĩ xa,Cương nghị và dũng cảm,Người có bốn pháp này,Đánh bại được quân thù.

Mỗi suy nghĩ đau khổ sanh khởi trong tâm, rồi nó cũng phải diệt. Bạn không cần phải làm gì với nó. Bạn không bắt buộc phải hành động, cũng không cần phải tuân lệnh nó. Bạn có quyền lựa chọn.

Thiện nghiệp và ác nghiệp có thể làm mất tác dụng của nhau. Một ác nghiệp nhỏ không thể gây trở ngại cho một khối thiện nghiệp lớn. Nhưng nếu bạn chỉ có 1 ít thiện nghiệp, thì chỉ 1 ác nghiệp nhỏ cũng đủ vô hiệu hóa thiện nghiệp ấy.

Nữ nhân phục vụ ai,Vì dục hay tiền tài,Chúng đốt sạch người ấy,Như lửa thiêu hủy củi.

Lợi điểm sở hành là kết quả phối hợp của chánh niệm, tinh tấn và trí tuệ. Người biết tu tập như vậy chỉ có thiện nghiệp thường xuyên xảy ra, bất thiện nghiệp sẽ không có cơ hội cho quả. Ngược lại thì chỉ có quả bất thiện thịnh hành.

Có hai điều cần ghi nhớ trong tâm là: không bao giờ bằng lòng với những gì đã đạt được trên con đường phát triển tâm linh; hai là kiên tâm phấn đấu không ngừng cho đến khi đạt được mục tiêu giác ngộ.

Lời quá thời, cao mạnh,Đưa chết cho người nói,Chim đa đa mất mạng,Vì ngu, hót quá lời.

Điềm báo trước của mặt trời là rạng đông. Điềm đi trước của 7 chi phần giác ngộ là làm bạn với thiện.

Có ba loại người khó tìm trên thế gian: 1. Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác; 2. Người thuyết giảng Pháp và Luật của Đức Phật; 3. Người biết ơn và biết trả ơn.

Như giữa đống rác nhớp, Quăng bỏ trên đường lớn,Chỗ ấy hoa sen nở, Thơm sạch đẹp ý người.Cũng vậy, giữa quần sanh, Uế nhiễm, mù, phàm tục.Đệ tử bậc chánh giác, sáng ngời với trí tuệ.

Chúng ta thấy cái gì đó và khởi tâm tham, khi đó không còn lựa chọn nữa. Chúng ta nghe điều gì đó và khởi buồn bực, khi đó cũng không có lựa chọn. Nhưng khi nhìn được tâm mình,chúng ta sẽ có quyền lựa chọn. Không tham lam, không buồn bực; chúng ta được tự do. Đó quả là một sự tự do vô cùng lớn.

Tốt hơn là kẻ thù,Nhưng có trí sáng suốt,Còn hơn là người bạn,Thiếu trí tuệ thông minh.

Mỗi khoảnh khắc chánh niệm là một lần đoạn giảm phiền não ngủ ngầm trong tâm. Giống như chạm gỗ bằng một cái rìu, mỗi nhát chạm là một lần loại bỏ được một mẩu gỗ thừa.

Vị Tỳ Khưu không nên đi khỏi trú xứ của mình là Bốn Niệm Xứ, không nên đến cảnh giới của người khác là hưởng thụ dục lạc của 5 giác quan.

Vị tha một cách chủ quan, khi can thiệp vào cuộc đời, chính là ngăn chặn đà tiến hóa tự nhiên của con người.

Ý an trú vào ai,Tâm tư được hoan hỷ,Khi mới thấy lần đầu,Hãy tin tưởng người ấy.

Trong cõi người, những việc làm hiện tại được coi là quan trọng nhất, vì nghiệp quá khứ có trổ quả hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta làm trong hiện tại. 30% quả là do nghiệp quá khứ, 70% do việc làm hiện tại.

Danh hư và thân thực, cái nào mật thiết hơn?

Có bốn nhân duyên khiến trí tuệ tăng trưởng: thân cận thiện tri thức, nghe chánh pháp, có thái độ chân chánh, sống tùy thuận pháp.

Một khi tử thần đến, Không có con che chở,Không cha, không bà con; Không thân thích che chở;Biết rõ ý nghĩa này; bậc trí lo trì giới;Mau lẹ làm thanh tịnh; Con đường đến Niết Bàn.

Mỗi người đều có quyền chọn lựa cách phản ứng khi đối diện với một vấn đề. Nếu ta không dùng trí tuệ để chọn thì phiền não sẽ chọn thay cho ta. Lựa chọn bằng trí tuệ thì ta làm chủ được nghiệp, để phiền não chọn thay thì bị nghiệp lôi.

Không cho kẻ đáng cho, và cho kẻ không đáng cho, người ấy khi hoạn nạn sẽ chẳng có ai giúp đỡ.

Khéo đi không lưu dấu,Khéo nói chẳng để lời,Việc đến tâm ứng khởi,Việc đi tâm rỗng rang.

Người có trí là người biết tự bảo vệ mình bằng cách tránh xa những nơi nguy hiểm, hơn là thể hiện lòng dũng cảm để chạm trán với kẻ dữ.

Bậc thiện trí không làm những điều tội lỗi mà họ đã từng từ bỏ, giống như họ không chịu nuốt lại cục đờm họ đã khạc ra.

Chuyện đáng buồn không phải là mình đang như thế nào; mình đang là như thế này mà khao khát được giống thế kia mới được xem là chuyện đáng buồn.

Chỉ nói lời từ hòa,Không từ hòa không nói,Ai nói lời từ hòa,Buông đi được gánh nặng,Khiến họ được tài sản,Do vậy họ hoan hỷ.

Nếu thực hành ngay những điều bạn biết là đúng đắn, thì tâm sẽ cho bạn biết nhiều hơn nữa.

Người có trí tuệ là người giản dị, tự biết mình.

Chân lý là sự phủ nhận của cái giả chứ không phải là cái đối nghịch với cái giả.

Chân lý là sự phủ nhận của cái giả chứ không phải là cái đối nghịch với cái giả.

Con người ta có rất nhiều cái ngu, cái ngu của ngày hôm nay không giống cái ngu của ngày hôm qua. Không tróc da trày vẩy thì không thể nào trưởng thành lên được.

Chính nỗi sợ hãi bị tổn thương thường khiến chúng ta gây tổn thương cho người khác – gây hại cho người khác là một cách để tự vệ.

An phận thân vô nhục.

Kẻ tiểu trí cố áp đặt cái tôi của mình trong mọi động thái, kể cả lúc ngù hay khi thức, thì bậc đại trí lại phủi tay trước những thứ ấy, ung dung không lưu lại dấu vết, hình hài của cái tôi.

Trong tay một bình bát,Theo cuộc đời không nhà,Còn hơn theo kiếp sống,Tham lam và ác tà.

Trau dồi chánh niệm sắc bén hơn là điều rất quan trọng. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều, chánh niệm sẽ bị cùn nhụt đi.

Dầu mưa bằng tiền vàng,Vẫn không thỏa ái dục,Dục vui ít, khổ nhiều,Bậc trí ý thức vậy.

Thiếu trí tuệ không phải là học ít hay trí óc kém cỏi, mà là những kẻ không nhận ra được những ảo tưởng làm mù tâm trí mình.

Tất cả mọi người trên đời đều cần được thương yêu, nhưng người cần được thương yêu nhất lại chính là những kẻ không xứng đáng với điều đó.

Tiểu nhân thì trách người, trung nhân tự trách mình, còn bậc đại nhân thì chẳng trách ai cả

Nhờ bỏ đi lạc nhỏ,Thấy được lạc lơn hơn,Bậc trí bỏ lạc nhỏ,Thấy được lạc lớn hơn.

Mong gây hại cho người là một bản năng sâu kín. Chúng ta tích chứa oán hờn vì nó tạo cho mình một sức mạnh kỳ lạ, 1 cảm giác mình đang sống. Những gì tích chứa ấy được tiêu hóa qua sự giận dữ, sỉ nhục, dè bỉu, cố chấp...Chính nỗi sợ mình sẽ không là gì cả khiến chúng ta tích chứa.

Trước khi bất cứ điều gì xảy đến, cứ hành thiền đi đã; hãy rèn luyện tâm mình trở nên bình an, sáng suốt và buông xả. Rồi ngay cả khi khó khăn xảy đến với cuộc đời bạn, bạn sẽ đối phó được; trong một số trường hợp bạn còn có thể cải thiện được tình hình nữa.

Việc đáng làm, không làm,Không đáng làm, lại làm,Người ngạo mạn, phóng dật,Lậu hoặc ắt tăng trưởng.

Đừng luôn đi tìm kiếm cái sai. Điều quan trọng là khi thấy cái sai bạn phải biết nó. Bất cứ điều gì trên đời cũng không đáng để chúng ta phải buồn bực. Trên đời này thiếu gì những kẻ xấu xa và sai trái, tự làm khổ mình về những điều đó đâu có ích lợi gì.Những ai luôn cố gắng sửa đổi bản thân, sửa chữa lỗi lầm và khuyết điểm sẽ đạt lợi ích đời hiện tại và nhiều đời sau, quả của ác nghiệp sẽ không có cơ hội làm hại mình. Vì vậy không cần phải lo lắng đến nghiệp quá khứ, hãy cố gắng sửa đổi chính mình trong cuộc đời này.

Chiến trận, cần anh hùng,Khuyên bảo, cần bình tĩnh,Ăn uống, cần bạn thân,Gặp việc, cần hiền trí.

Hãy sẵn sàng, luôn luôn có mặt rồi đề mục sẽ đến và bạn rõ biết nó. Đừng chờ đợi cái gì sẽ đến tiếp, đừng cố tạo ra một kinh nghiệm nào, chớ làm cho kinh nghiệm thiền của mình phải tốt hơn. Nhưng hãy sống với bất cứ cái gì đang diễn ra, sống hoàn toàn trọn vẹn với nó.

Tự mình là ánh sáng cho mình thì cũng sẽ là ánh sáng cho người khác.

Thánh nhân, sống chết còn không làm họ động lòng huống hồ là cái mớ lợi hại của thế gian.

Trước tiên an tịnh phần mình,Rồi sau giảng dạy, khỏi thành nhiễm ô.

Cách sống tốt nhất là luôn luôn chánh niệm. Mỗi khi thất niệm, thân tâm bạn sẽ bất an, xáo động và stress nhiều hơn.Người đời bon chen, còn thánh nhân lặng lẽ, trải qua năm tháng nhưng vẫn thuần phác, thấu suốt vạn vật nhưng ẩn mình trong đó. Là vì thánh nhân xem muôn vật như nhau, bỏ qua dị biệt bên ngoài, xem người nghèo hèn cũng như kẻ sang quý.

Chúng ta lệ thuộc vào người khác để có hạnh phúc bởi vì nội tâm mình không an. Tôi không biết yêu thương nên tôi lệ thuộc vào người khác để họ yêu tôi...

Người siêng năng cần mẫn,Thường thường quán thân niệm,Không làm việc không đáng,Gắng làm việc đáng làm,Người tư niệm giác tỉnh,Lậu hoặc được tiêu trừ.

Biết yên vui trong thời vận mình và xử sự theo đó thì buồn vui không thể xâm chiếm được.

Chúng ta thấy cái gì? Thực ra, chúng ta nhìn thấy thực tại, nhưng ngay lập tức lại hoán đổi nó ra thành khái niệm. Vì thế chúng ta không ở trong thiền.

Vui hạnh xuất gia khó,Tại gia sinh hoạt khó,Sống bạn không đồng, khổ,Trôi lăn luân hồi, khổ.Vậy chớ sống luân hồi,Chớ chạy theo đau khổ.

Ai đang hành thiền? Đó chỉ là tâm, một chuỗi các tâm. Khi thấy chỉ có một chuỗi tâm chánh niệm, một chuỗi tâm thiền, không phải một chúng sanh, không phải tôi, chính cái thấy đó mới làm hoàn chỉnh hiểu biết về vô ngã

Bậc trí nhân trước tiên phải xét mình rồi sau mới xét người. Mình còn chưa biết xét mình sao lại rỗi hơi đi xét hành vi của người?

Hướng theo cái đẹp mà quay lưng lại cái xấu chỉ chứng tỏ sự khao khát của cái tôi quá mãnh liệt, chứ không biểu lộ sự nhạy cảm với cái đẹp trong cuộc sống.

Người lành dầu ở xa,Sáng tỏ như núi tuyết,Kẻ ác sống ở gần,Như tên bắn đêm đen.

Một bông hoa tỏa hương chẳng hề bận tâm ai sẽ đến ngửi, ai sẽ quay đi. Tình thương cũng là như thế.

Một điều cần phải hết sức cảnh giác là thiền sinh thường rất hay tự mãn về sự tiến bộ trong thiền và các tầng tuệ mà mình đã đạt được. “Tôi biết, tôi hiểu, những người khác không thể biết được bằng tôi”, đó là một loại ngã mạn.

Tâm trí nào nỗ lực, tự khép vào kỷ luật để đạt được một cứu cánh không thể hiểu được chân lý. Bởi vì cứu cánh chỉ là phóng ảnh của chính nó, và theo đuổi phóng ảnh, dù cao quý đến đâu, cũng chỉ là một hình thức tự sùng bái mình.

Giữa ai có giới hạnh,An trú không phóng dật,Chánh trí, chân giải thoát,Ác ma không thấy đường.

Hãy để tâm trí thư thái giản dị, thần khí nhẹ nhàng tĩnh lặng, thuận theo bản tính tự nhiên của vạn pháp chứ không cưỡng ép theo ý riêng của mình – lúc đó mọi sự sẽ yên.

Chỉ trích hay biện minh đều là ngu xuẩn.

Kiêu hãnh, tự hào về bất cứ thành công nào của mình và nghĩ rằng mình tốt hơn người khác, đó chính là cái “Tôi”, cái “ngã”. Trong một số trường hợp, sự kiêu mạn này đeo bám rất chặt.

Ai nằm ngồi một mình,Độc hành không buồn chán,Tự điều phục một mình,Sống thoải mái rừng sâu.

Động lực chung của mọi người là muốn lẩn tránh đau khổ và tìm kiếm hạnh phúc.

Chỉ có thể thoát khỏi sợ hãi khi con người nhận thức được sự vận hành của sợ hãi bên trong anh ta. Ngắm nhìn sự sợ hãi là dập tắt nó.

Sùng bái người khác là tự hủy hoại trí tuệ Chỉ có một tâm trí hạn hẹp mới đi tôn thờ người khác. Tâm trí như thế không thể hiểu được phẩm tính sống động của cuộc đời.

Thay đổi chỉ là một mặt của vô thường (nói một cách chung chung). Còn vô thường thực sự nghĩa là không còn tồn tại nữa.

Nói láo đạo địa ngục,Có làm nói không làm,Cả hai chết đồng đẳng,Làm người nghiệp thấp hèn.

Khám phá là nhận thức, nhưng tích lũy những gì bạn khám phá thì không còn là nhận thức nữa.

Suy nghĩ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Lo lắng cũng làm tốn rất nhiều năng lượng. Nếu bạn không suy nghĩ cũng chẳng lo lắng, tâm sẽ trở nên rất sắc bén và chỉ sử dụng một mức năng lượng tối thiểu.

Đừng để giây phút nào trôi qua mà không ý thức trọn vẹn những gì đang xảy ra ở bên trong và xung quanh bạn.

Nhiều người khoác cà sa,Ác hạnh, không nhiếp phục,Người ác, do ác hạnh,Phải sanh cõi địa ngục.

Học hỏi là quan sát và hành động. Quan sát sự việc đúng như chính nó, không vo tròn bóp méo cho phù hợp với suy nghĩ hay thành kiến của mình.

Bạn cảm thấy an lạc vì bạn hoàn toàn tách biệt và buông xả. Sự buông xả mang lại niềm an lạc thực sự. Dính mắc là một gánh nặng.

Ai thực hành thân hành niệm sẽ nếm được vị bất tử.

Bốn họa chờ đợi người,Phóng dật theo vợ người,Mắc họa, ngủ không yên,Bị chê là thứ ba,Đọa địa ngục thứ bốn.

Hầu hết mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điều mình muốn. Song hạnh phúc thực sự là không mong muốn gì cả.

Học hỏi là một phẩm chất của tâm, một thái độ còn quan trọng hơn những gì được học.

Đa tình, đa cảm – hai cái đó là cái mồi vô hình, cái dây vô tướng để nhử con người ta vào những chỗ đúng với cái nghiệp của mình.

Đời sống không có sự an toàn, nhưng là một sự vận hành liên tục. Đó là sự thật và trong sự thật ấy có sự an toàn.

Như cỏ sa vụng nắm,Tất bị họa đứt tay,Hạnh Sa môn (sư) tà vạyTất bị đọa địa ngục.

Dù cho ở một mình trong phòng tối, cũng làm như đang đứng trước một người khách quý. Hãy để tình cảm của mình được thể hiện, nhưng đừng đi quá bản tánh chân thật của mình.

Cái phần tốt, phần hay của con người là ở chỗ dù khổ sở thế nào vẫn giữ được cái tâm trong sạch, cái bụng nhân nghĩa và cái sức cố gắng mà phấn đấu với nghiệp chướng của mình. Cái giá trị của con người ta ở đời cốt ở chỗ ấy, mà cái nhân cách của con người ta có rõ rệt ra là cũng ở chỗ ấy.

Rượu nhạt uống lắm cũng say, Lời không nói lắm, dầu hay cũng nhàm.

Chánh niệm liên tục, bạn thấy chánh niệm như một chiếc gương, mọi thứ đi qua trước mặt gương đều được phản chiếu trong đó, bạn hay biết nó một cách tự động. Không còn phải lo giữ chánh niệm nữa.

Tôi không bao giờ thề thốt. Nếu tôi không thích điều gì, tôi sẽ chấm dứt nó. Nếu tôi thích, tôi tiếp tục.

Khi tôi đau khổ hoặc sợ hãi, đó là điều duy nhất mà tôi biết. Nhưng tôi không nhận thấy rằng, tất cả những thứ đó đều chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, không quan trọng.

Hương các loại hoa thơm,Không ngược bay chiều gió,Nhưng hương người đức hạnh,Ngược gió khắp tung bay,Chỉ có bậc chân nhân,Tỏa khắp mọi phương trời.

Khi thấy những việc khác lạ trong thiền, bất kể là thấy cái gì, chỉ hay biết và nhận rõ chúng, đừng diễn dịch, tìm hiểu bất cứ điều gì, bởi vì khi diễn dịch là bạn đã suy nghĩ. Khi suy nghĩ bạn sẽ mất niệm và định, chánh niệm sẽ thoái hóa.

Câu hỏi đúng quan trọng hơn câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai.

Khi thấy hành vi tốt của người khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.

Chim khôn tránh lưới, tránh dò,Người khôn tránh chốn xô bồ mới khôn.

Chúng ta cứ nghĩ rằng mình luôn biết đâu là tốt, đâu là xấu – bởi vì chúng ta luôn cho rằng mình tốt.

Ai gieo trong đau khổ,Sẽ gặt trong vui cười.

Người thầy chỉ là người gợi ý các định hướng, giải pháp và là nguồn cảm hứng giúp học trò thêm tự tin. Còn bài học của ai thì người đó phải tự học, tự đi. Thầy không phải là con đường tắt để trò sử dụng.

Việc cần làm, nên làm,Làm cùng tận khả năng,Xuất gia sống phóng đãng,Chỉ tăng loạn bụi đời.

Lý thuyết không xem thường điều gì cả, trừ THỰC TẾ.

Khi hành thiền miên mật lâu dài, chúng ta còn có thể hành thiền một cách vô thức nữa, nó trở thành một thói quen. Trong giấc mơ, chúng ta thường mơ thấy những việc mình làm ban ngày.

Nghèo không nhục, mà xấu hổ vì nghèo mới nhục.

Thánh nhân giống kẻ khù khờ. Một người có thể có vẻ như một người ngu mà không phải ngu. Có thể người đó đang giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn người đến chốn lao xao.

Hãy biến mọi việc làm thành Pháp. Nếu cảm thấy không tốt đẹp thì hãy nhìn vào bên trong mình. Nếu đã biết sai lầm mà vẫn cứ làm thì đó là phiền não.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để cho những người xung quanh con khám phá con, trước khi con tự nói cho họ biết.

Bất cứ thời điểm nào trong đời chúng ta cũng đều là kết quả của nghiệp quá khứ, song nghiệp hiện tại và tương lai là do chúng ta tạo ra. Chúng ta không thể đảo ngược được quá khứ, nhưng chúng ta đang liên tục tạo ra tương lai.

Ác hạnh không nên làm,Làm xong chịu khổ lụy,Thiện hạnh, ắt nên làm,Làm xong, không ăn năn.

Một vị Tỳ Khưu đích thực chỉ cần hai đức tính là giới hạnh và trí tuệ. Trí tuệ được giới hạnh làm thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm thanh tịnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thượng ở trên đời.

Một cái tâm đã tự giải thoát mình ra khỏi các định kiến là đã bắt đầu bước đi đầu tiên đến Niết Bàn.

Làm người mà chẳng biết suy,Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.

Nếu sống với một sự việc một cách trọn vẹn, hoàn toàn thì nó không hề lưu lại dấu vết nào phía sau. Chỉ những kinh nghiệm nửa vời mới lưu lại dấu vết, đem lại sự tiếp nối cho ký ức tự đồng hóa.

Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm mình.

Với người sống thanh tịnh,Ngày nào cũng ngày tốt,Với người sống thanh tịnh,Giờ nào cũng giờ lành. Thiền là một nghệ thuật vĩ đại nhất của cuộc sống. Chỉ khi bạn học hỏi về chính mình, quan sát chính mình, quan sát cách bạn đi, cách ăn, cách nói, sự thù ghét, ganh tỵ...nếu tỉnh giác về tất cả những điều đó không chọn lựa – đó là thiền.

Phiền não đau khổ chứ không phải tâm ta đau khổ. Cuộc sống của chúng ta chẳng khốn khổ gì. Cái khốn khổ ở đây là không thỏa mãn, không hài lòng với cuộc sống. Thật vậy, chỉ có phiền não đau khổ mà thôi.

Biết đủ thân tâm thường an lạc,Vô cầu phẩm giá tự thanh cao.

Đối với một thiền sinh chân chính, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm người ấy động tâm.

Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm,Trời còn biến chuyển, huống mồm thế gian.

Một vị Alahán không còn nằm mơ nữa. Mơ là dấu hiệu cho thấy vẫn còn có một loại tâm si nào đó, có một cái gì đó vô thức vẫn đang xảy ra. Đối với một vị Alahán thì không còn có cái gì là vô thức nữa. Vô thức và hữu thức đã trở thành một.

Như thành ở biên thùy,Trong ngoài đều phòng hộ,Cũng vậy, phòng hộ mình,Sát na chớ buông lung.Giây phút qua sầu muộn,Khi rơi vào địa ngục.

Trong định của thiền Vipassana, chỉ có tâm an trú, tĩnh lặng và an lạc thì không đủ. Chúng ta cần phải thấy được các đặc tướng (vô thường, khổ, vô ngã) của đề mục.

Không lỗi lại thấy lỗi,Có lỗi lại thấy không,Do chấp nhận tà kiến,Chúng sanh đi ác thú

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng ở một nơi, bạn sẽ cảm thấy không hài lòng ở mọi nơi. Chẳng có nơi nào bên ngoài làm bạn khó chịu. Nơi khó chịu nằm bên trong bạn

Đối với hầu hết mọi người, vô thức nhiều hơn hữu thức. Rất nhiều ý nghĩ vô thức vẫn tiếp diễn ngay cả khi chúng ta đang thức. Nhưng đối với người hành thiền, những ý nghĩ đó sẽ trở thành hữu thức

Muốn cơ thể khỏe mạnh, phải bắt nó vận động, nhưng muốn tâm manh, phải giữ nó đứng yên.

Người ưa ngủ, ăn lớn,Nằm lăn lóc qua lại,Chẳng khác heo no bụng,Kẻ ngu nhập thai mãi.

Đừng dừng việc thực hành lại để đi dạy dỗ và khuyến giáo người. Nếu làm như vậy, bạn sẽ phá hỏng thành quả thiền tập của mình. Hãy tiếp tục thực hành.

Có rất nhiều cách hành thiền, nhưng tất cả đều phải trở về cùng một chỗ: để tất cả mọi sự tự nhiên.

Hãy vui không phóng dật,Khéo phòng hộ tâm ý,Kéo mình khỏi ác đạo,Như voi bị sa lầy.

Dính mắc vào tĩnh lặng còn tệ hơn là xáo động bất an. Bởi ít ra bạn còn muốn thoát ra khỏi sự xáo động ấy, còn tĩnh lặng thì bạn chỉ thỏa mãn và không thể tiến xa hơn. Khi hành thiền mà tâm tĩnh lặng thì hãy thản nhiên mà tiếp tục hành thiền.

Mỗi khi tâm bạn bình an, thanh thản, dù chỉ là trong một vài giây thôi, nó cũng đem đến một sự khác biệt rất lớn. Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải lựa chọn, vậy hãy lựa chọn sự bình an cho tâm hồn mình, dù chỉ là vài giây ngắn ngủi.

Nếu được bạn hiền trí,Đáng sống chung, hạnh lànhNhiếp phục mọi hiểm nguy,Hoan hỷ sống chánh niệm.

Mỗi khi hành thiền chúng ta phải tự nhắc nhở mình: “Tôi không cố gắng làm điều gì cả. Tôi không cố đạt đến chỗ nào. Không cố kinh nghiệm lại những điều đã kinh nghiệm trước kia; chỉ chánh niệm trên cái đang diễn ra bây giờ!”. Điều này rất đơn giản.

Dính mắc sinh sầu ưu,Dính mắc sinh sợ hãi,Ai giải thoát dính mắc,Không sầu, đâu sợ hãi.

Nếu bạn sẵn lòng sống với cái đau thì nó cũng không đến nỗi không thể chịu đựng nổi; còn nếu bạn không sẵn lòng, nó sẽ càng không thể chịu đựng được.

Nên nhớ bạn hành thiền không phải để được “một cái gì” hay để loại trừ “một cái gì”. Nếu bạn “muốn” điều gì là bạn đã rớt ra khỏi thiền.

Không gặp bạn hiền trí,Đáng sống chung, hạnh lành,Như vua bỏ nước bại,Hãy sống riêng cô độc,Như voi sống rừng voi.

Dính mắc là tà đạo, bất kể là dính mắc vào cái gì. Ngay cả kinh nghiệm trong thiền, một khi dính mắc vào chúng là bạn đã đi vào đường tà. Chú ý vào bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại, nơi thân tâm mình, đó là chánh đạo.

Trên đời có hai loại đau khổ: đau khổ dẫn đến dứt khổ và đau khổ dẫn đến đau khổ hơn. Nếu không chấp nhận loại này, nhất định bạn sẽ phải nhận lấy loại kia.

Tốt hơn sống một mình,Không người ngu kết bạn,Độc thân, không ác hạnh,Sống vô tư, vô lự,Như voi sống rừng voi.

Cốt tủy của đạo thật giản dị: loại bỏ yêu ghét và để mọi sự tự nhiên.

Không phạm sai lầm và không sửa chữa sai lầm chúng ta sẽ không thể học hỏi và trưởng thành được. Như vậy phạm sai lầm thì cũng được, không sao cả! Song đừng để sai lầm cũ lặp đi, lặp lại hoài.

Chúng ta tưởng mình đã thoát khỏi đau khổ, nhưng thực ra không phải vậy, chúng ta chỉ dính mắc vào hạnh phúc. Nếu dính mắc vào hạnh phúc, ta lại đau khổ lần nữa. Sự thực là vậy, nhưng chúng ta thường nghĩ ngược lại.

Vui thay, bạn lúc cần,Vui thay, sống biết đủ,Vui thay, chết có đức,Vui thay, mọi khổ đoạn.

Khi hành thiền chúng ta chỉ chú ý đến các tính chất của thân và tâm, bất cứ tính chất nào cũng không phải là một chúng sanh, không phải tôi.

Đừng bao giờ con trách kẻ khác, đừng bao giờ tranh cãi đúng sai.

Khi hành thiền tôi làm gì? Thực ra, tôi chỉ làm một việc hết sức đơn giản. Tôi chẳng làm gì cả. Chỉ luôn cố gắng hay biết những gì đag diễn ra ngay trong hiện tại

Cuối cùng chúng ta phải xả bỏ mọi ước muốn, ngay cả ước muốn giác ngộ, thì mới giải thoát được.

Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chính chỉ có thể được nhận chân sau nhiều thế kỷ, nên con không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.

Vui thay, già có giới,Vui thay, tín an trú,Vui thay, được trí tuệ,Vui thay, ác không làm.

Tham cái này hay tham cái kia, điều đó không thành vấn đề, nó chỉ thể hiện bản chất của lòng tham.

Đừng dính mắc vào những quy luật có sẵn. Đừng dính mắc vào hình thức bên ngoài. Nên nhìn người ngoài 10% và để 90% nhìn lại chính mình.

Để một khát vọng trở thành hiện thực, cần phải có sự nhất tâm hướng tới nó và phải liên tục khát khao nó. Đó là lý do tại sao một số người có được điều họ muốn, còn một số khác lại không.

Người sống đời phóng dật,Ái tăng như dây leo,Nhảy đời này đời khác,Như vượn tham quả rừng.

Nếu bạn có thể làm được chỉ một việc này, làm thật trung thực: rõ biết những gì đang diễn ra mà không suy diễn sai lầm bất cứ điều gì, phần còn lại sẽ tự xảy đến. Đó chính là nét đẹp của đường tu. Nếu bạn chân thành chánh niệm thì những thứ còn lại sẽ đến một cách tự nhiên.

Khôn thì trong trí lượng ra,Dại thì học lỏm người ta bề ngoài.

Điều nguy hiểm nhất là cái chúng ta mong mỏi hiếm khi là cái tốt đẹp nhất cho mình, khi có rồi chúng ta lại không còn muốn nữa mà mong cầu một cái khác. Vì vậy, tốt hơn cả là không nên mong cầu điều gì, hoặc càng ít mong cầu càng tốt.

Hãy sống với nhân và để lại quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy đi qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình.

Ai sống trong đời này,Ái dục được hàng phục,Sầu rơi khỏi người ấy,Như giọt nước lá sen.

Việc bạn làm bây giờ và cách bạn chết như thế nào sẽ ảnh hưởng đến những kiếp sau của bạn. Ngay cả khi phải chết, chúng ta cũng phải học cách chết thật tốt đẹp, chết với chánh niệm. Đừng bao giờ sử dụng cái chết như một giải pháp. Đức Phật không bao giờ ca ngợi cái chết.

Người trí quan sát người khác, nhưng là quan sát với trí tuệ chứ không phải với tâm si. Quan sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, quan sát với tâm si thì chỉ tìm thấy lỗi người khác thôi.

Người đắm say ái dục,Tự lao mình xuống dòng,Như nhện sa lưới dệt,Người trí cắt trừ nó,Bỏ mọi khổ, không màng.

Cái chúng ta làm không phải là cố để đạt được cái gì hay đến được một chỗ nào đó. Cái chúng ta làm là Ở ĐÂY VÀ BÂY GIỜ, chú ý vào bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại.

Một đệ tử tồi làm lợi cho tài năng của thầy. Một đệ tử khá kính trọng sự tử tế của thầy. Một đệ tử giỏi lớn mạnh dưới kỷ luật của thầy.

Ngày này không đến hai lần,Một phân thời khắc, ngàn phân ngọc ngà.Ngày này không đến nữa đâu,Một giây thời khắc, một nhà ngọc châu.

Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của người học thiền chân chính.

Lúc ngủ hãy ngủ như đang bước vào giấc ngủ cuối cùng. Lúc dậy, hãy tức khắc rời bỏ giường lại đằng sau như vứt bỏ 1 đôi giày cũ.

Hoài hơi mà đấm bị bông, Đấm được bên nọ, nó phồng bên kia. Hoài lời nói kẻ vô tri, Một trăm gánh chì đúc chẳng nên chuông.

Cái dở nhất là biết mà không làm. Không biết nên không làm là chuyện thường, biết mà không chịu làm, đó mới là vấn đề.

Chính trong thời Đức Phật tại thế, vẫn không có 1 đạo Phật tuyệt đối, 1 hình thức giáo điều của sự thật, mà chỉ có sự hướng dẫn về phương hướng và phương pháp dẫn đến tự chứng ngộ chân lý.

Bỏ quá, hiện, vị lai,Đến bờ kia cuộc đời,Ý giải thoát tất cả,Chẳng trở lại sanh già.

Đừng bao giờ nghe theo thầy một cách mù quáng, ngay cả với tôi cũng vậy. Đức Phật không khuyến khích mọi người theo lời Ngài một cách mù quáng.

Cốt tủy của giới luật là sự hổ thẹn. Nếu còn hoài nghi thì hãy khoan phát biểu ý kiến, khoan làm. Đó là giới luật.

Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi,Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai.

Người quản việc đời, việc nhà làm mọi việc đều mong cho nó xong, nhưng chẳng có cách nào làm cho nó xong cả. Nếu việc thế gian mà xong được thì Đức Phật ắt đã làm rồi, bởi vì Ngài cũng xuất thân là người thế.

Ai vui an tịnh ý,Quán bất tịnh, thường niệm,Người ấy sẽ diệt ái,Cắt đứt ma trói buộc.'.

Điều quan trọng là phải hiểu biết sâu sắc về Phật Pháp. Ngay cả người theo đạo Phật đôi khi cũng diễn dịch sai giáo pháp cho phù hợp với tư kiến của mình. Không ai có thể ngăn họ làm điều đó, nhưng nếu bạn hiểu được cốt lõi căn bản thực sự của Phật Pháp, bạn sẽ thấy ra được đúng sai.

Con người ngày nay suy nghĩ thật nhiều. Có nhiều cái để họ say mê thích thú, nhưng chẳng có cái nào là thật sự trọn vẹn cả.

Đấng trượng phu đừng thù mới đáng,Đấng anh hùng đừng oán mới hay.

Bất cứ việc gì bạn làm, hãy làm thật chú ý và tận tâm.

Cũng chẳng có lý do gì để tự hào rằng mình được sinh ra làm người, nhưng có rất nhiều lý do để cố gắng hết sức tận dụng hoàn toàn đầy đủ cuộc sống của một con người. Để khiến cuộc sống làm người đáng giá chúng ta phải thực hành Pháp, chúng ta phải liên tục học hỏi và cố gắng thấu hiểu cuộc sống ngày càng sâu sắc hơn.

Dù bạn được sinh ra làm người nam hay người nữ, bạn cần phải cố gắng tinh tấn để trở thành một con người cao thượng. Bạn cần phải tận dụng hết mức cơ hội này để làm cho cuộc đời mình trở nên có giá trị.